- BÁO GIÁ ÉP CỌC BÊ TÔNG
- ÉP CỌC NEO HẺM NHỎ
- ÉP CỌC BÊ TÔNG GIÁ RẺ, UY TÍN, CHẤT LƯỢNG
- Ép cọc Bê Tông TP HCM
- ÉP CỌC BÊ TÔNG QUẬN 1
- ÉP CỌC BÊ TÔNG QUẬN 2
- Ép cọc bê tông quận 3
- ÉP CỌC BÊ TÔNG QUẬN 4
- ÉP CỌC BÊ TÔNG QUẬN 5
- ÉP CỌC BÊ TÔNG QUẬN 6
- ÉP CỌC BÊ TÔNG QUẬN 7
- ÉP CỌC BÊ TÔNG QUẬN 8
- ÉP CỌC BÊ TÔNG QUẬN 9
- ÉP CỌC BÊ TÔNG QUẬN 10
- ÉP CỌC BÊ TÔNG QUẬN 11
- ÉP CỌC BÊ TÔNG QUẬN 12
- Ép cọc bê tông quận thủ đức
- ÉP CỌC BÊ TÔNG BÌNH CHÁNH
- ÉP CỌC BÊ TÔNG HÓC MÔN
- Ép cọc bê tông quận Bình Tân
- Ép cọc bê tông quận Tân Bình
- ÉP CỌC BÊ TÔNG GÒ VẤP
- Ép cọc bê tông quận Tân Phú
- Ép cọc bê tông huyện củ chi
- Ép cọc bê tông quận Bình Thạnh
- Ép cọc bê tông Quận Phú Nhuận
- EP COC BE TONG BINH DUONG
Ép cọc bê tông đã và đang trở thành xu hướng xây dựng mới đảm bảo độ bền chắc cho công trình cao, tiết kiệm thời gian và nhân lực cho việc thi công.
Vậy ép cọc bê tông là gì? Giá ép cọc bê tông tại Hồ Chí Minh là bao nhiêu? Hãy cùng chúng tôi đi tìm hiểu cụ thể hơn trong phần nội dung dưới đây.
* Tóm tắt bảng giá ép cọc bê tông giá rẻ tại Hồ Chí Minh:
Giá ép cọc bê tông NEO tại Hồ Chí Minh: 105.000 - 400.000đ/m
Giá ép cọc bê tông ly tâm tròn D300: 200.000 - 210.000đ/md
Giá ép cọc bê tông ly tâm tròn D350: 260.000 - 270.000đ/md
Giá ép cọc bê tông ly tâm tròn D400: 330.000 - 350.000đ/md
Giá ép cọc bê tông ly tâm tròn D500: 430.000 - 460.000đ/md
Giá ép cọc bê tông ly tâm tròn D500: 540.000 - 560.000đ/md
Giá ép cọc bê tông bằng Robot: 20.000 - 60.000đ/m
"Gọi ngay để được báo giá chính xác về dịch vụ ép cọc bê tông uy tín"
1. Ép cọc là gì?
Ép cọc là cách gọi chung đơn giản về phương pháp tăng độ chịu lực cho nền móng. Ép cọc có sử dụng các loại máy móc chuyên dụng và cọc bê tông chuyên dụng được sản xuất sẵn.
1.1. Ép cọc bê tông là gì?
Ép cọc bê tông là một trong những biện pháp thi công trong ngành xây dựng được sử dụng rất phổ biến hiện nay. Đây là phương pháp dùng các loại máy ép cọc bê tông ví dụ như: máy Neo, robot, búa rung...Sử dụng những máy móc chuyên dụng như vậy để đưa cọc xuống đất đến độ trỗi nhất định thì dừng thi công. Ép cọc bê tông là một phương pháp rất hữu hiệu trong thi công các công trình cao tầng.
Hiện tại ngành xây dựng ngày một phát triển vì thế mà dịch vụ ép cọc bê tông cũng phát triển và thi công bằng nhiều máy móc hiện đại hơn. Việc ứng dụng ép cọc cũng rộng rãi hơn, thi công từ các công trình ngõ hẹp đến các công trình đồ sộ...
1.2. Ép cọc bê tông cốt thép là gì?
Cọc bê tông cốt thép phổ biến từ xưa đến nay và ứng dụng rộng rãi, phổ biến ở đa dạng các loại công trình. Cọc bê tông cốt thép hiện tại gồm 2 loại chính: Cọc tròn ly tâm và cọc vuông cốt thép.
Cọc tròn ly tâm dự ứng lực được sản xuất với nhiều loại cọc: D300, D350, D400, D450, D500, D600, D700, D800, D900 được sản xuất hàng loạt theo 1 dây truyền. Loại cọc tròn ly tâm này được làm từ những sợi thép phi 10, sau đó được cuốn tròn theo những dây thép chủ, sau đó chúng được đổ bê tông theo phương pháp ly tâm và cuối cùng là đưa vào hấp trong lò công nghiệp với nhiệt độ 100 độ C.
Cọc vuông bê tông cốt thép: Không giống cọc ly tâm là sản xuất công nghiệp, loại cọc vuông bê tông cốt thép sản xuất theo hình thức thủ công hơn. Sản xuất loại cọc này theo khuôn dạng có sẵn, thực hiện trộn bê tông tươi, bo sắt, đưa sắt vào khuôn trước đó rồi tiến hành đổ bê tông, chờ bê tông khô rồi mới nhắc khỏi khuôn. Cọc vuông bê tông có các loại như sau: 200x200, 250x250, 300x300, 350x350, 400x400.
2. Các phương pháp ép cọc được phổ biến và thông dụng hiện nay
Hiện tại có 2 phương pháp chính để ép cọc: Phương pháp ép cọc đỉnh và phương pháp ép cọc ôm
2.1. Phương pháp ép đỉnh cọc bê tông:
Phương pháp ép đỉnh là phương pháp thủ công đơn giản nhất. Người thi công sẽ thực hiện sử dụng máy ép thủy lực tác động từ trên đỉnh cọc, với lực tác dụng lên cọc một cách từ từ sẽ ép cọc xuống đất sao cho vững chắc. Sử dụng máy ép thủy lực sẽ tạo ra lực lớn hơn so với lực ma sát từ đất cát, đưa cọc xuống đất khoảng từ 6 - 8m.
Ưu điểm: của phương pháp ép đỉnh: ép cọc đơn giản, hiệu quả, thực hiện được hầu hết với các loại đất.
Nhược điểm: Thời gian thi công cho phương pháp này sẽ lâu vì là thực hiện thủ công và tốn rất nhiều sức khi ít có máy móc hỗ trợ. Sử dụng máy ép thủy lực cần có hệ thống khung đỡ tương đối mất thời gian
2.2. Phương pháp ép cọc ôm:
Về cơ bản ép cọc ôm cũng giống với phương pháp ép đỉnh. Tuy nhiên ép ôm thực hiện tác dụng lực ở cả 2 bên hông cọc không tác dụng lên đỉnh cọc. Phương pháp này thích hợp cho mọi loại đất không cần đến sự hỗ trợ của giá khung cọc.
Ưu điểm: Tiết kiệm thời gian, hiệu quả tốt, không cần hệ khung di động để cố định cọc nên áp dụng được với mọi loại cọc dài ngắn khác nhau.
Nhược điểm: Lực ép của phương pháp ép ôm không khỏe như ép đỉnh, vì vậy khi gặp các nền đất sét hoặc á sét sẽ rất khó để ép cọc xuống do lực ma sát quá lớn. Nói theo cách khác, phương pháp này chỉ phù hợp với một số nền đất nhất định, độ phổ biến không nhiều như phương pháp ép đỉnh.
3. Các phương pháp thi công ép cọc bê tông hiện nay:
Ép cọc là cách xử lý nền móng phổ biến đảm bảo cho các công trình xây dựng trở lên vững chắc. Hiện nay, có 4 phương pháp thi công ép cọc bê tông được ứng dụng rộng rãi là ép bằng máy Neo, ép bằng máy bán Tải, ép bằng máy Tải và ép bằng máy Robot.
3.1. Thi công ép cọc bằng máy Neo:
Thi công ép cọc bằng máy Neo là phương pháp đóng cọc với việc khoan mũi neo sâu vào lòng đất để làm đối trọng thay tải sắt hoặc tải bê tông. Thường chỉ áp dụng cho các công trình nhà ở dân dụng, nhà xưởng nhỏ, khách sạn hoặc nhà nghỉ. Yêu cầu, mũi khoan neo có chiều dài 1.5m, đường kính 35cm, độ dày khoảng 15mm và tải trọng tùy thuộc vào công suất của máy ép.
Ưu điểm: Thi công nhanh chóng, dễ dàng thực hiện được ở cả các mặt bằng chật hẹp, không ảnh hưởng đến công trình liền kề, ít gây tiếng ồn, chi phí thấp.
Nhược điểm: Khả năng chịu lực không bằng ép tải sắt, nếu công trình cần tải lớn thì phải xác định được chiều sâu chôn cọc.
3.2. Thi công ép cọc bằng máy bán tải:
Ép cọc bằng máy bán Tải là phương pháp sử dụng máy thủy lực để tiến hành đâm sâu cọc xuống dưới lòng đất. Cách này cũng khá phổ biến, có thể áp dụng cho cả nhà ở và các công trình quy mô lớn. Lực ép của máy bán Tải nằm trong khoảng 50 đến 60 tấn.
Ưu điểm: Chi phí thấp, phù hợp với nhiều công trình khác nhau, thi công đơn giản, dễ kiểm tra chất lượng sản phẩm.
Nhược điểm: Thời gian thi công lâu, độ an toàn không cao như ép bằng máy Neo hay Robot.
3.3. Thi công ép cọc bằng máy Tải:
Ép cọc bằng máy Tải nghĩa là dùng sức tải từ đối trọng (những khối bê tông nặng) để tạo lực đóng sâu cọc xuống đất. Máy ép Tải có tải trọng khoảng 60 đến 150 tấn. Cách này không được ứng dụng nhiều như 2 phương pháp trên.
Ưu điểm: Sức chịu tải cao, thích hợp cho các tòa nhà cao tầng, công trình quy mô lớn.
Nhược điểm: Cần mặt bằng rộng rãi mới có thể thi công, tốn nhiều thời gian, chi phí cao và gây tiếng ồn lớn.
3.4. Thi công ép cọc bằng máy Robot
Thi công ép cọc bằng máy Robot là cách làm mới và được đánh giá cao về chất lượng. Phương pháp này chuyên áp dụng khi thực hiện công tác làm nền móng cho dự án xây dựng lớn, tải trọng cao lên đến 1000 tấn.
Ưu điểm: Độ chính xác cao, thời gian thi công nhanh chóng, có khả năng chịu tải cao mà các loại máy khác không làm được.
Nhược điểm: Giá thành đắt đỏ, bởi để tạo ra được một chiếc máy ép cọc bằng Robot không hề đơn giản và mất rất nhiều chi phí.
5. Cách ép cọc bê tông nhanh và chuẩn kỹ thuật nhất (áp dụng với phương pháp ép đỉnh)
Để ép cọc bê tông nhanh và đem lại hiệu quả cao, chúng ta có thể tiến hành theo những bước cụ thể dưới đây:
Bước 1: Chuẩn bị cọc bê tông và mặt bằng trước khi thi công
Đầu tiên, cọc bê tông đúng tiêu chuẩn và kích thước phải được đưa đến công trường trước và đặt ở các vị trí thuận lợi cho việc lấy và đóng cọc khi thi công. Ngoài ra, cần đảm bảo vị trí để máy ép cọc có thể di chuyển.
Mặt bằng thi công phải được xử lý sạch sẽ và gọn gàng, đảm bảo không có chướng ngại vật cản trở máy ép cọc. Các cọc bê tông ở vị trí nào phải được đánh dấu trước để tránh nhầm lẫn.
Bước 2: Di chuyển và lắp đặt dàn máy ép
Trước khi thi công, máy ép cọc phải được di chuyển đến công trường, vị trí máy ép phải đảm bảo thuận lợi cho thi công mà không gây cản trở giao thông nếu làm nhà phố.
6. Các câu hỏi thường gặp khi ép cọc bê tông:
Chắc hẳn, mỗi chúng ta khi có nhu cầu thi công ép cọc bê tông cho công trình của mình sẽ không khỏi đặt ra những thắc mắc. Dưới đây, Công ty Xử lý nền móng Lộc Phát sẽ giải đáp một số câu hỏi mà nhiều khách hàng gửi về cho chúng tôi trong thời gian qua về vấn đề ép cọc.
6.1. Nhà 1 - 6 tầng ép cọc bao nhiêu tấn?
Hạng mục nhà 1 - 6 tầng tại các thành phố lớn thường có diện tích khoảng dưới 100m2. Với những công trình này thì nên sử dụng loại cọc 200x200, 250x250 và thi công ép cọc bằng máy Neo thủy lực tải trọng 40 - 50 tấn. Bởi nhà dưới 7 tầng đa số phần múc móng sâu thì cách dùng máy Neo là phù hợp, an toàn và đem lại hiệu quả cao nhất.
6.2. Nên ép cọc vuông hay tròn?
Cọc tròn và cọc vuông có những ưu điểm và hạn chế riêng. Việc nên ép cọc vuông hay tròn nào còn tùy thuộc vào từng công trình xây dựng. Cọc vuông có khả năng chịu lực cao, dễ xuyên qua lớp đất cứng, thi công dễ dàng, chi phí vận chuyển thấp nhưng giá thành lại cao. Phù hợp với nhà ở dân dụng, tòa chung cư, nhà xưởng nhỏ, khách sạn, nhà nghỉ,... Còn cọc tròn có giá thành rẻ nhưng dễ bị gãy khi ép. Phù hợp cho các công trình cầu cảng, bờ kè,...
6.3. Ép cọc đến khi nào thì dừng?
Điều kiện để dừng ép cọc là khi đã khoan tới các lớp đất chặt có SPT>50 hoặc lớp sét có SPT>30, dày hơn 5m. Trường hợp, khoan đến độ sâu yêu cầu mà vẫn gặp phải lớp đất yếu có SPT<15 thì cần báo cho người tư vấn thiết kế và chủ đầu tư, để bàn bạc và đưa ra quyết định chiều sâu hố khoan.
6.4. Ép cọc sát tường thì phải làm sao?
Tại các thành phố lớn như Hồ Chí Minh, nhà ở thường xây dựng sát nhau. Do đó, khi làm móng nhà thì sẽ xảy ra tình trạng ép cọc sát tường. Để không gây ảnh hưởng đến nhà liền kề thì bạn cần chú ý thực hiện đúng các chỉ dẫn sau:
Không được xây vượt quá độ cao quy định.
Không được xâm phạm đến quyền, lợi ích hợp pháp của chủ sở hữu nhà đất xung quanh.
Khảo sát công trình cẩn thận trước khi khởi công đào móng.
Lựa chọn phương pháp thi công ép cọc phù hợp, an toàn.
Dừng ngay việc ép cọc khi xảy ra sự cố nghiêm trọng, ảnh hưởng tới nhà liền kề.
6.5. Khoảng cách 2 cọc ép là bao nhiêu là đạt chuẩn?
Khoảng cách tối thiểu giữa giữa 2 cọc ép theo quy trình 22TCN - 272 - 05 là 2,5D (D: đường kính cọc ép). Từ tim cọc này tới tim cọc kia tối thiểu là 0.75m. Nhưng trên thực tế, khoảng cách tiêu chuẩn giữa các cọc bê tông sẽ do kỹ sư quyết định; phụ thuộc vào tình trạng địa chất, loại cọc, yêu cầu của mỗi công trình để đảm bảo đem lại hiệu quả tốt nhất.
6.6. Ép cọc hay khoan nhồi? Loại nào tốt hơn?
Ép cọc là phương pháp sử dụng máy ép để đóng những cây cọc đã được đúc sẵn xuống lòng đất. Còn khoan nhồi là cách thi công móng bằng việc sử dụng máy để khoan sẵn từng lỗ cọc có độ sâu và đường kính thiết kế. Sau đó, đưa lồng thép và tiến hành đổ bê tông xuống thành lỗ để tạo ra cọc trực tiếp trên công trình xây dựng.
Vậy ép cọc hay khoan nhồi sẽ tốt hơn? Thực tế, mỗi phương pháp lại có ưu điểm và nhược điểm riêng nên không thể so sánh cách nào tốt hơn cách nào. Tùy thuộc vào từng công trình cụ thể mà chúng ta mới đưa ra được sự lựa chọn hình thức làm móng cọc phù hợp.
6.7. Ép cọc qua lớp cát như thế nào?
Nếu địa chất có các lớp cát khá dày thì cọc không thể xuyên qua. Lúc này, cần phải làm giảm sự xuất hiện độ chối giả bằng biện pháp ép rung, khoan dẫn trước khi ép, ép kèm xối nước. Những cách này sẽ tạm thời phá vỡ kết cấu đất trong quá trình vừa ép, vừa đưa dẫn cọc xuống.
Trong đó, khoan dẫn trước khi ép là giải pháp được ứng dụng phổ biến vì có tính khả thi cao. Cụ thể: Tại vị trí tâm cọc thiết kế, trước khi tiến hành ép sẽ khoan trước một lỗ có đường kính bằng 1/8 – 1/10 cạnh cọc, thành lỗ giữ bằng dung dịch bentonite. Sau đó, mới bắt đầu đóng cọc xuống.
6.8. Ép cọc trên nền đất yếu có nguy hiểm gì? Giải pháp ra sao?
Ép cọc trên nền đất yếu có thể xảy ra nguy hiểm, nó thường đặt ra các bài toán khó như độ lún có trị số cao, ma sát âm tác dụng lên cọc, sức chịu tải của móng không ổn định, cát sủi làm phá hỏng nền, đất nền bị hóa lỏng. Biện pháp xử lý như sau:
Thay đổi chiều sâu chôn móng nhằm giải quyết việc lún và khả năng chịu tải kém của nền.
Thay đổi loại móng và độ cứng của móng cho phù hợp với điều kiện địa chất công trình.
Thay đổi kích thước và hình dáng móng để thay đổi áp lực tác dụng lên mặt nền, giúp cải thiện được điều kiện chịu tải và biến dạng của nền.
7. Cách thức liên hệ và đặt lịch dịch vụ ép cọc bê tông uy tín - Công ty Lộc Phát:
Nếu quý khách có nhu cầu sử dụng dịch vụ ép cọc bê tông, vui lòng liên hệ qua Hotline 0967 402 639 Kỹ Sư Lộc để được tư vấn chi tiết nhất. Chúng tôi cam kết sẽ làm hài lòng quý khách hàng và góp phần giúp quý khách xây dựng, thi công công trình một cách an toàn, hiệu quả.
"Gọi ngay để được báo giá chính xác về dịch vụ ép cừ ép cọc bê tông"