Kính gửi: Qúy khách hàng
Lời đầu tiên ÉP CỌC BÊ TÔNG LỘC PHÁT xin gửi lời cảm ơn chân thành đến tất cả Quý khách hàng đã quan tâm đến dịch vụ của chúng tôi.
Là công ty chuyên hoạt động trong lĩnh vực xây dựng chuyên dụng như:
– Xây dựng nền móng tòa nhà gồm đóng cọc; ép cọc bê tông cốt thép, chôn chân trụ, thử độ ẩm, thử tải tĩnh cọc bê tông cốt thép.
Với kinh nghiệm nhiều năm làm việc trong lĩnh vực xây dựng nền móng công trình như; Nhà phố, biệt thự, nhà xưởng công nghiệp… hay những công trình cao tầng như chung cư và các loại cao ốc. Cùng với đội ngũ kỹ sư giỏi về chuyên môn, công nhân viên thành thạo công việc, có tay nghề cao + với máy móc hiện đại đa dạng về chủng loại; (dàn ép neo từ 35 đến 50 tấn, dàn ép tải từ 50 đến 150 tấn) và các dụng cụ thi công khác. Làm việc trong môi trường chuyên nghiệp, luôn tuân thủ theo những quy định của pháp luật hiện hành, đúng quy trình quy phạm kỹ thuật, chất lượng và an toàn lao động.vv.
Thi công nền móng công trình hay một hạng mục công trình, bài toán kinh tế vẫn là giải pháp tối ưu cần được xét đến, nhưng cũng phải phù hợp với bối cảnh về công năng sử dụng công trình là luôn đảm bảo tính bền vững, chắc chắn và tuyệt đối an toàn. Để làm được điều đó thì chúng ta phải cần có sự tính toán một cách chính xác đến từng centimet, phân định rạch ròi từng cấp độ công trình, loại công trình, cấu trúc địa tầng và một số chỉ tiêu từng lớp đất của khu vực xây dựng công trình, dựa theo những tài liệu khảo sát địa kỹ thuật đã có tại vị trí công trình và những công trình lân cận…mới có cơ sở sử dụng loại móng nào cho phù hợp và luôn thỏa mãn điều kiện đảm bảo an toàn là nhiệm vụ chính trong tính toán kỹ thuật nền móng công trình.
Thành phố Hồ Chí Minh và các tỉnh Miền Tây Nam Bộ là những khu vực hình thành từ trầm tích sông-biển. Tầng đất yếu tại các khu vực này được phân bố trên diện rộng và ở một số nơi bề dày đất yếu có thể tới 40-50m. Đất yếu ở các khu vực nêu trên cũng là một điểm bất lợi đối với sự phát triển của nền kinh tế vì chi phí đầu tư cho nền móng công trình cao hơn nhiều lần so với khi xây dựng ở những khu vực có điều kiện địa chất thuận lợi hơn. Độ lún quá mức của công trình xây dựng trên nền đất yếu đã dẫn đến sự cố lún nứt ở nhiều công trình trên khu vực, làm mất an toàn, nguy hiểm đến tính mạng con người, thiệt hại kinh tế cho chủ đầu tư công trình vv.
Nền móng là một trong những yếu tố rất quan trọng cần được lưu ý khi xây nhà hoặc các công trình khác, vì đây là nơi quyết định cho sự kiên cố, bền vững và là nền tảng nâng đỡ cả công trình. Qúy khách có nhu cầu về thi công nền móng công trình, hãy liên hệ với chúng tôi để được tư vấn miễn phí, có được một giải pháp cho nền móng công trình tốt nhất.
I. VÀI NÉT SƠ LƯỢC CÁC VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỂ NỀN & MÓNG MÀ CHÚNG TA CẦN PHẢI BIẾT TRONG QUÁ TRÌNH THI CÔNG
1.KHÁI NIỆM NỀN & MÓNG.
a) Nền và móng hay còn gọi là nền nhà và móng nhà vv; Là kết cấu kỹ thuật xây dựng nằm dưới cùng của công trình như; Các tòa nhà,móng cầu, móng cảng, móng giàn khoan…Có tác dụng đảm nhiệm chức năng trực tiếp gánh đỡ tải trọng công trình bên trên do móng truyền xuống, từ đó phân tán tải trọng vào bên trong nền và luôn đảm bảo được sự chắc chắn của công trình. Hiểu theo một cách cụ thể về nền là một không gian có giới hạn dưới đáy móng. Giới hạn này gần giống với hình bóng đèn hoặc hình trái xoan, nó bắt đầu từ đáy móng và phát triển tới độ sâu nén chặt (ký hiệu: Hnc) được xác định từ sự biến dạng, phân bố ứng xuất trong đất và tính toán độ lún của nền móng do tải trọng công trình tác động lên nó…Nhưng nền móng phải luôn thỏa mãn với điều kiện là chắc chắn, không làm hư hỏng kết cấu bên trên và ảnh hưởng đến tính năng làm việc của công trình.
b) Móng của công trình giống như những chân đế với kích thước và hình dạng khác nhau, tùy theo tính chất khu đất, tùy thuộc vào độ cao và tải trọng công trình bên trên. Móng liên kết với kết cấu chịu lực bên trên như đà kiềng, đà sàn, cột, tường… có nhiệm vụ tiếp thu tải trọng từ công trình và truyền tải trọng đó phân tán xuống nền.
2. CÁC LOẠI MÓNG
a) Móng nông: Là phần mở rộng của chân cột hoặc đáy công trình nhằm có được một diện tích tiếp xúc thích hợp để đất nền có thể gánh chịu được áp lực đáy móng, loại móng này không xét lực ma sát xung quanh thành móng với đất khi tính toán khả năng gánh đỡ của đất. Móng nông thường chia thành móng đơn chịu tải đúng tâm, móng đơn chịu tải lệch tâm, móng băng, móng bè.
Móng nông có đặc điểm là những móng được thi công trong hố đào trần, sau đó lấp lại, chiều sâu chôn móng khoảng dưới 2÷3m, trong trường hợp đặc biệt có thể sâu đến 5m. Chiều sâu móng được tính từ mặt đất tự nhiên hoặc đất đắp được gia tải đến đáy móng. Móng nông có những ưu điểm; Thi công đơn giản, không đòi hỏi các thiết bị thi công phức tạp. Việc thi công móng nông có thể dùng nhân công để đào móng, một số trường hợp với khối lượng móng nhiều, hoặc chiều sâu khá lớn thì phải tính đến việc thay thế sức người bằng máy móc, để tăng năng suất và giảm thời gian xây dựng nền móng.
Tuy nhiên có một số nhược điểm sau: do chiều sâu chôn móng nhỏ nên độ ổn định về lật, trượt của móng nông kém, móng đơn chịu đồng thời tải đứng, mômen và tải ngang. Trường hợp thi công móng nông ở những khu vực có mực nước ngầm cao thì phương án thi công tương đối phức tạp và phải tính toán đến lực đẩy nổi (Acsimet). Những công trình thường bị lực đẩy nổi tác động và có thể bị phá hoại điển hình như; Bể ngầm chứa xăng, dầu Do, dầu hỏa vv.
b) Móng sâu: Khi các phương án móng nông không còn thích hợp để gánh đỡ công trình, do tải trọng công trình quá lớn, hoặc do lớp đất nền bên trên gần mặt đất là loại đất yếu, kém chịu lực. Người ta nghĩ đến móng sâu bằng cách truyền tải trọng đến những lớp đất chịu lực tốt hơn thông qua các thanh cọc hoặc trụ vv. Thời tiền sử, cọc đã được con người sử dụng đóng xuống sâu để gánh đỡ các nhà ở trong vùng hồ Lucerne hoặc những công trình tại vùng Tân-Guinea vv. Thời xa xưa ấy, con người đã nghĩ ra cách đóng cọc bằng những chày vồ lớn, những chày vồ kéo tay, những bánh xe nước để đóng cọc,…
Trải qua quá trình lịch sử hình thành và phát triển của nhân loại ” Lao động là sự tiến hóa đã tạo ra xã hội loài người “ đến ngày nay. Những dụng cụ rất thô sơ từ xa xưa ấy, con người đã khơi mào cho một cuộc ” cách mạng công nghiệp ” đầu tiên, nhằm thay thế sức lao động chân tay bằng máy móc. Trí thức nhân loại là những phát minh của các thiên tài khoa học vĩ đại điển hình như; James Watt (1736-1819), Nikola Tesla (1856-1943 SCN), Albert Einstein (1879-1955), Isaac Newton (1643-1727 TCN), Louis Pasteur (1822-1895 TCN), Marie Curie (1867-1934 SCN), Thomas Alva Edison (1847-1931 SCN), Michael Faraday (1791-1867 SCN), Archimedes (287-212 TCN), Aristotle (384-322 TCN) vv.
Các máy búa hơi nước dùng để đóng cọc được phát minh từ năm 1845 bởi James Nasmyth (1808-1890). Cho đến nay, từ quá trình phát triển đa dạng các loại cọc đã tạo ra nhiều phương tiện hạ cọc như; búa hơi, búa hơi đơn động, búa hơi song động, búa diesel kiểu cột và kiểu ống, búa thủy lực, búa rung hoặc các biện pháp hạ cọc bằng xói nước,…Phương pháp tạo cọc bê tông cốt thép, cọc nhồi bê tông tại chỗ vào những lỗ khoan trong nền đất từ tiết diện tròn, chữ nhật, chữ I, chữ H,…bằng các lưỡi khoan hay là gầu đào,…có ống vách, hoặc giữ ổn định thành vách bằng dung dịch huyền phù bentonite. Đến cuối thế kỷ 20, kỷ lục về chiều sâu cọc nhồi là 125m dưới tòa tháp đôi ở thủ đô Kuala Lumpur, nước Malaysia.
+ Móng cọc đài thấp hay đài cao là một loại móng sâu, nhưng thay vì được cấu tạo thành một trụ to, người ta cấu tạo thành nhiều thanh có kích thước bé hơn trụ, được gọi là cọc hay cừ, loại này rất đa dạng như; cọc gỗ, cọc tre, cọc cừ tràm, cừ thép Larsen, cọc bê tông cốt thép, cọc khoan nhồi vv. Trong đất sức chịu tải của cọc được tạo ra là nhờ lực ma sát tác dụng lên bề mặt xung quanh cọc và phản lực của đất nền tác dụng lên mũi cọc.
– Trong điều kiện bình thường, dưới tác dụng tải trọng công trình, cọc sẽ dịch chuyển xuống phía dưới nhiều hơn so với sự dịch chuyển của đất xung quanh cọc, khi đó lực ma sát đất xung quanh cọc xuất hiện để ngăn cản sự dịch chuyển của cọc và hướng lên phía trên gọi là ma sát dương ” ma sát có lợi “. Tuy nhiên trong thực tế không phải lúc nào sự làm việc của cọc cũng được thuận lợi như vậy, vì các lý do khác nhau mà đất xung quanh cọc dịch chuyển xuống phía dưới nhiều hơn cọc tạo ra một lực ma sát âm sẽ làm giảm sức chịu tải của cọc ” ma sát có hại “.
– Một vài nguyên nhân điển hình làm xuất hiện lực ma sát âm; Nền đất yếu, đất đắp dày ≥ 2m, trên bề mặt đất xung quanh cọc chịu thêm một phụ tải, do hạ thấp mực nước ngầm, do tải trọng công trình bên cạnh mới xây dựng làm cho đất nền công trình cũ lún thêm, do đất mới xây dựng công trình chưa kết thúc quá trình cố kết vv.
3. CÁC LOẠI NỀN
a) Nền tự nhiên là nền gồm các lớp đất, đá được hình thành sẵn trong tự nhiên nằm ngay sát bên dưới đáy móng mà không cần phải tác động hay gia cố và bản thân nó đủ khả năng chịu lực cho công trình.
b) Nền nhân tạo khi các lớp đất ngay sát bên dưới đáy móng không đủ khả năng chịu lực cho công trình, cần phải áp dụng các biện pháp nhằm nâng cao khả năng chịu lực của nó.
Nguyên tắc chung các giải pháp để khống chế độ lún công trình nằm trong giới hạn cho phép là kiểm soát những yếu tố gây biến dạng các lớp đất nằm trong vùng chịu ảnh hưởng tải trọng công trình. Vì độ lún của móng phụ thuộc chủ yếu vào hai yếu tố là mức độ gia tăng ứng suất hữu hiệu theo phương thẳng đứng và tính biến dạng của đất nền. Như vậy, để kiểm soát độ lún công trình xây dựng trên nền đất yếu cần can thiệp vào những yếu tố đó, thông qua giải pháp như:
+ Cải tạo kết cấu của khung hạt đất nhằm gia tăng sức chịu tải và giảm độ biến dạng lún đất nền bằng cách; Đệm vật liệu rời như đệm cát, đệm đá, gia tải trước cho nền đất. Dùng cọc vật liệu rời như cọc cát, cọc đá…có đặc tính tốt hơn đất tự nhiên. Phụt vữa xi măng hoặc vật liệu liên kết vào vùng nền chịu lực để tăng lực dính giữa các hạt đất và giảm thể tích các lổ rỗng vv.
+ Hạn chế sự gia tăng ứng suất hữu hiệu trong đất: Giải pháp thường được áp dụng là giảm quy mô công trình (ví dụ số tầng nhà) hoặc sử dụng kết cấu nhẹ để giảm tải trọng gây lún. Tuy vậy đối với các công trình xây dựng thông thường thì mức độ giảm tải trọng do sử dụng vật liệu nhẹ thường chỉ ở mức 15-25% nên trong phần lớn các trường hợp, việc áp dụng giải pháp này chỉ có tác dụng giảm nhẹ yêu cầu xử lý nền. Đối với trường hợp lớp đất yếu bên dưới móng có bề dày lớn trong khi diện chịu tải rộng thì các giải pháp xử lý nền như nêu trên có thể không khả thi hoặc không kinh tế. Trong điều kiện này ” Móng nổi ” là giải pháp có nhiều ưu điểm, có thể đồng thời đáp ứng các yêu cầu về mặt kỹ thuật và kinh tế.
+ Tăng cường các vật liệu chịu kéo cho nền đất còn được gọi là đất có cốt như; Sợi hoặc vải địa kỹ thuật, được trải một hoặc nhiều lớp trong nền các công trình đất đắp hoặc các lớp đệm vật liệu rời để tăng cường khả năng chịu kéo, làm giảm độ lún của đất nền và một số vật liệu khác như thanh neo dùng để ổn định các tường chắn và vách tầng hầm vv.
II. VÀI NÉT SƠ LƯỢC VỀ ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN KHU VỰC TP.HCM
1. VỊ TRÍ ĐỊA LÝ:
Thành phố Hồ Chí Minh có tọa độ 10°10′ – 10°38′ Bắc và 106°22′ – 106°54′ Đông, phía Bắc giáp tỉnh Bình Dương, Tây Bắc giáp tỉnh Tây Ninh, Đông và Đông Bắc giáp tỉnh Đồng Nai, Đông Nam giáp tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu, Tây và Tây Nam giáp tỉnh Long An và Tiền Giang. Thành phố Hồ Chí Minh cách Hà Nội 1.616 km theo đường bộ qua quốc lộ 14 và quốc lộ 1A, trung tâm thành phố cách bờ biển Đông 50 km theo đường chim bay. Với vị trí tâm điểm của khu vực Đông Nam Á, Thành phố Hồ Chí Minh là một đầu mối giao thông quan trọng cả về đường bộ, đường thủy và đường không, nối liền các tỉnh trong vùng và còn là một cửa ngõ quốc tế.
2. KHÍ HẬU, THỜI TIẾT:
– Thành phố Hồ Chí Minh nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới xavan, cũng như một số tỉnh Nam bộ khác Thành phố Hồ Chí Minh không có bốn mùa; xuân, hạ, thu, đông. Trong năm Thành phố Hồ Chí Minh có 2 mùa rõ rệt. Mùa mưa được bắt đầu từ tháng 5 tới tháng 11, những cơn mưa thường xảy ra vào buổi xế chiều, mưa to nhưng mau tạnh, đôi khi mưa rả rích kéo dài cả ngày. Còn mùa khô từ tháng 12 tới tháng 4 năm sau (khí hậu khô, nhiệt độ cao, mưa ít), không có mùa Đông. Thành phố Hồ Chí Minh có nhiệt độ trung bình 27,96 °C, thấp nhất xuống 13,8 °C, cao nhất lên tới 40 °C, lượng mưa trung bình của thành phố đạt khoảng1.934mm/năm.
– Thành phố Hồ Chí Minh chịu ảnh hưởng bởi hai hướng gió chính là gió mùa Tây – Tây Nam và Bắc – Đông Bắc. Gió Tây – Tây Nam thổi vào từ Ấn Độ Dương, tốc độ trung bình từ 3,6 m/s vào mùa mưa. Gió Bắc – Đông Bắc thổi từ biển Đông, tốc độ trung bình 2,4 m/s vào mùa khô. Ngoài ra còn có gió Mậu Dịch theo hướng Nam – Đông Nam vào khoảng tháng 3 tới tháng 5, tốc độ trung bình 3,7 m/s. Có thể nói Thành phố Hồ Chí Minh thuộc vùng hiếm khi có gió bão, độ ẩm không khí ở thành phố lên cao vào mùa mưa (80%) và xuống thấp vào mùa khô (74.5%). Bình quân độ ẩm không khí đạt 79,5%/năm. Bên cạnh đó, với những biến đổi khác thường về khí hậu hiện tại, Thành phố Hồ Chí Minh cũng đứng trong tốp 10 Thành phố trên thế giới bị đe dọa vì nguy cơ mực nước biển dâng cao.
3. ĐỊA CHẤT, THỦY VĂN:
– Địa chất Thành phố Hồ Chí Minh bao gồm chủ yếu là hai tướng trầm tích Pleistocen & Holocen lộ ra trên bề mặt. Trầm tích Pleistocen (trầm tích phù sa cổ) chiếm hầu hết phía Bắc, Tây Bắc và Đông Bắc Thành phố, gồm phần lớn các huyện Củ Chi, Hóc Môn, Bắc Bình Chánh, Thủ Đức, Bắc-Đông Bắc và đại bộ phận khu vực nội Thành cũ.
Điểm chung của tướng trầm tích này thường là địa hình đồi gò hoặc lượn sóng, cao từ 20-25m và xuống tới 3-4m, mặt nghiêng về hướng Đông Nam. Dưới tác động của các yếu tố tự nhiên và hoạt động của con người qua quá trình xói mòn và rửa trôi…, trầm tích phù sa cổ đã phát triển thành nhóm đất mang những đặc trưng riêng: đất xám với hơn 45.000 hecta, tức khoảng 23,4% diện tích Thành phố, đất xám ở Thành phố Hồ Chí Minh có 3 loại: đất xám cao, đất xám có tầng loang lổ đỏ vàng và hiếm hơn là đất xám gley. Trầm tích Holocen (trầm tích phù sa trẻ):Tại Thành Phố Hồ Chí Minh trầm tích này có nhiều nguồn gốc- Ven biển, vũng vịnh, sông biển, aluvi, lòng sông và bãi bồi… nên đã hình thành nhiều loại đất khác nhau: nhóm đất phù sa biển với 15.100 ha (7,8%), nhóm đất phèn với 40.800 ha (21,2%) và đất phèn mặn với 45.500 ha (23,6%). Ngoài ra còn có một diện tích khoảng hơn 400 ha (0,2%) là ” giồng ” cát gần biển và đất feralite vàng nâu bị xói mòn trơ sỏi đá ở vùng đồi gò.
– Về thủy văn, nằm ở vùng hạ lưu hệ thống sông Đồng Nai – Sài Gòn, Thành phố Hồ Chí Minh có mạng lưới sông ngòi, kênh rạch rất đa dạng. Sông Đồng Nai bắt nguồn từ cao nguyên Lâm Viên, hợp lưu bởi nhiều sông khác, có lưu vực lớn khoảng 45.000 m2. Với lưu lượng bình quân 20-500m3/s, hàng năm cung cấp 15 tỉ m3 nước, sông Đồng Nai trở thành nguồn nước ngọt chính của thành phố. Sông Sài Gòn là một phụ lưu của sông Đồng Nai, bắt nguồn từ vùng đồi thấp, có độ cao tương đối khoảng 150m , nằm trong huyện Lộc Ninh, tỉnh Bình Phước, chảy qua hồ Dầu Tiếng, qua Bình Dương đến Thành phố Hồ Chí Minh, với chiều dài 200 km và chảy dọc trên địa phận Thành phố dài 80 km. Sông Sài Gòn có lưu lượng trung bình vào khoảng 54m3/s, bề rộng sông tại Thành phố khoảng 225m đến 370m, độ sâu tới 20m. Một con sông nữa của Thành phố Hồ Chí Minh là sông Nhà Bè hình thành ở nơi hợp lưu hai sông Đồng Nai và Sài Gòn, chảy ra biển Đông bởi hai ngã chính; Nhánh phía Tây là sông Soài Rạp chảy ra cửa Soài Rạp. Nhánh phía Đông là sông Lòng Tàu chảy ra vịnh Gành Rái. Sông Lòng Tàu có độ sâu từ 15-20m, chảy quanh co cắt ngang rừng Sác trước khi đổ ra biển Đông.Trong đó,hướng Gành Rái là đường thủy chính cho tàu ra vào bến cảng Sài Gòn. Ngoài các con sông chính, Thành phố Hồ Chí Minh còn có một hệ thống kênh rạch chằng chịt; Láng The, Bàu Nông, Rạch Tra, Bến Cát, An Hạ, Tham Lương, Cầu Bông, Nhiêu Lộc-Thị Nghè, Bến Nghé, Lò Gốm, Kênh Tẻ, Tàu Hũ, Kênh Đôi… Hệ thống sông, kênh rạch giúp Thành phố Hồ Chí Minh trong việc tưới tiêu, nhưng do chịu ảnh hưởng dao động triều bán nhật của biển Đông, thủy triều thâm nhập sâu đã gây nên những tác động xấu tới sản xuất nông nghiệp và hạn chế việc tiêu thoát nước ở khu vực nội Thành.
– Nhờ trầm tích Pleistocen, khu vực phía Bắc Thành phố Hồ Chí Minh có được lượng nước ngầm khá phong phú. Nhưng về phía Nam trên trầm tích Holocen, nước ngầm thường bị nhiễm phèn, nhiễm mặn. Khu vực nội Thành cũ có lượng nước ngầm đáng kể, tuy chất lượng không thực sự tốt, vẫn được khai thác ở tầng: 0-20 m, 60-90 m, 170-200 m (tầng trầm tích Miocen). Tại quận 12, các huyện Hóc Môn và Củ Chi, chất lượng nước tốt, trữ lượng dồi dào, thường được khai thác ở tầng 60-90 m, trở thành nguồn nước bổ sung quan trọng.
4. MÔI TRƯỜNG:
– Với tốc độ gia tăng dân số quá nhanh (chủ yếu do nhập cư), cơ sở hạ tầng chưa kịp quy hoạch nâng cấp tổng thể, ý thức một số người dân lại kém trong nhận thức và bảo vệ môi trường chung… Vì vậy, Thành phố Hồ Chí Minh hiện nay đang chịu áp lực lớn bởi ba tác động môi trường gồm: Hiện khối lượng chất thải rắn sinh hoạt mỗi ngày ở TP.HCM khoảng 8.300 tấn, nhưng công nghệ xử lý hiện nay điển hình như nhà máy xử lý chất thải rắn tại bãi rác Đa Phước huyện Bình Chánh, chủ yếu bằng công nghệ chôn lấp 5.500 tấn/ngày chiếm nhiều diện tích đất, phát sinh ô nhiễm về mùi, nước rỉ rác vv; Nước thải với gần 1,8 triệu m3 mỗi ngày; Khí thải từ 7,9 triệu phương tiện giao thông và 839 nguồn khí thải công nghiệp, hoạt động xây dựng, sản xuất vv. Khu vực ngoại Thành, đất cũng bị ô nhiễm do tồn đọng thuốc bảo vệ thực vật từ sản xuất nông nghiệp gây nên.
– Tình trạng ngập lụt trong trung tâm thành phố đang ở mức báo động cao, xảy ra cả trong mùa khô. Theo dự báo của Đài Khí tượng Thủy văn khu vực Nam Bộ cho biết lượng mưa trên 200 mm, trận mưa chiều ngày 26/09/2017 lập kỷ luật số liệu của Đài từ ngày thành lập năm 1976 đến nay. Theo báo cáo của Trung tâm Chống ngập gửi UBND TP.HCM; Cơn mưa chiều 26/09/2017 được xem là lớn nhất trong 40 năm qua, chỉ trong khoảng 1h30′, vũ lượng kế đã đạt đến 204,3 mm, vượt xa tần xuất thiết kế hệ thống thoát nước hiện nay cụ thể như sau: Đối với tuyến cống cấp 3 là mưa 75,88 mm trong 3 giờ; tuyến cống cấp 2 là mưa 85,36 mm; kênh rạch chính cấp 1 là mưa 95,91 trong 3 giờ; đỉnh triều thiết kế là +1,32m.
– Thành phố Hồ Chí Minh nêu 5 nguyên nhân ngập sau trận mưa lịch sử chiều ngày 26/09/2017 như sau: 1. Mưa quá lớn – cống quá nhỏ; 2.Xả rác bừa bãi, kênh rạch bị lấn chiếm; 3. Dự án chống ngập ‘rùa bò’; 4. Chưa thực hiện các dự án hỗ trợ thoát nước; 5. Dự án thoát nước đang triển khai ngăn dòng chảy. Những năm gần đây, tình trạng biến đổi khí hậu khiến lượng mưa ngày càng lớn và đỉnh triều trên sông ngày càng cao. Hiện tại đỉnh triều là 1,64m so với 10 năm trước đây chỉ là 1,5m. Theo dự báo với tình hình biến đổi khí hậu khắc nghiệt trên toàn cầu, đỉnh triều hiện tại chưa dừng lại ở một con số nào cụ thể và nó sẽ biến đổi tăng dần theo thời gian.
5. ĐỊA HÌNH TỔNG QUAN KHU VỰC CHUNG:
Thành phố Hồ Chí Minh nằm trong vùng chuyển tiếp giữa miền Đông Nam Bộ và đồng bằng sông Cửu Long, địa hình tổng quát có dạng thấp dần từ Bắc xuống Nam và từ Đông sang Tây, được chia làm 3 tầng cấu trúc: tầng cấu trúc trên, tầng cấu trúc giữa và tầng cấu trúc dưới.
– Tầng cấu trúc trên bao gồm các trầm tích thuộc thành tạo trầm tích Holocen là hệ tầng Bình Chánh và hệ tầng Cần Giờ. Nhìn chung, các hệ tầng trầm tích hệ tầng Cần Giờ đều là đất yếu, chứa một lượng đáng kể vật hữu cơ và hàm lượng của nó liên quan mật thiết với nguồn gốc thành tạo, thấp nhất là trong trầm tích nguồn gốc sông-biển, kế đó là các trầm tích có nguồn gốc đầm lầy biển và đầm lầy nông. Việc thiết kế, xây dựng công trình trên các dạng địa hình này cần chú ý đến đặc điểm nền móng ở từng khu vực cụ thể.
1.ảnh minh họa dạng đầm lầy biển
2.ảnh minh họa dạng đầm lầy ngập nước nông
2.Cảnh quan tự nhiên với các hệ sinh thái đặc trưng của vùng Đồng Tháp Mười
– Tầng cấu trúc giữa xem xét từ trẻ đến cổ gồm các tầng sau:
Các thành tạo trầm tích Pleistocen muộn phân bố hầu hết diện tích của Thành phố và lộ ra trên các khu vực có độ cao trên 5m trở lên, phần còn lại bị phủ bởi các trầm tích có tuổi Holocen. Ở Thành phố Hồ Chí Minh các trầm tích thuộc thành tạo này có nguồn gốc khác nhau từ sông-biển; Các thành tạo trầm tích Pleistocen giữa – muộn phủ lên trên hầu hết diện tích của Thành phố nhưng chỉ lộ ra trên các đồi cao khu vực Thủ Đức, quận 9,10 là (20-40m) và ở Củ Chi là 20m. Các thành tạo trầm tích Pleistocen muộn, Pleistocen sớm phân bố khắp diện tích thành phố, bề mặt mái của hệ tầng này chìm sâu từ một vài mét ở khu vực Tây Bắc Củ Chi, 20-45m khu vực Hóc Môn, khu nội Thành, 34 đến 84m ở khu cần Giờ, thành phần thạch học là sét bột. Các thành tạo Pliocen sớm không lộ ra trên mặt đất, chúng được thấy hầu hết trong lỗ khoan sâu trên diện tích Thành phố, bao gồm các trầm tích gắn kết yếu tương ứng với hệ tầng Nhà Bè. Các thành tạo trầm tích Miocen muộn mới phát hiện và được nghiên cứu chi tiết với tên là hệ tầng Bình Trưng, ở đáy lỗ khoan 820, phường Bình Trưng, quận 2.
Xét thành phần trầm tích ở tầng cấu trúc này có sự thay đổi nhiều. Do vậy, việc xây dựng các công trình có phần ngầm cần nghiên cứu tỉ mỉ, chi tiết đặc điểm địa chất, nền móng cụ thể từng khu vực, kết hợp với các điều kiện tự nhiên khác trước khi đưa ra các quyết định xây dựng.
– Tầng cấu trúc dưới bao gồm các đá trầm tích tuổi Jura sớm, các đá trầm tích – núi lửa tuổi Jura muộn – kreta sớm, các đá xâm nhập kreta sớm, các đá này lộ ra trên diện tích không lớn ở Long Bình, quận 9, khu vực Gò Gia – Giồng Chùa huyện Cần Giờ. Địa hình này có nhiều yếu tố thuận lợi cho việc bố trí xây dựng các công trình xây dựng dân dụng, công nghiệp và hạ tầng kỹ thuật.
Các nhà khoa học thuộc Liên đoàn bản đồ địa chất miền Nam cho rằng, việc xây dựng các công trình ở TP.HCM gần đây xảy ra nhiều sự cố đáng tiếc do nguyên nhân chủ yếu là chưa quan tâm đúng mức đến các tài liệu khảo sát địa chất, địa hình, địa mạo, địa chất thủy văn, địa chất công trình của khu vực. Liên đoàn phải thực hiện tốt các chủ trương chiến lược của Đảng và Nhà nước là đẩy mạnh thực hiện Nghi quyết số 02-NQ/TW của Bộ Chính trị, Nghi quyết số 103-NQ-CP của Chính phủ, Nghi quyết số 24 NQ/TW của Ban Chấp hành Trung ương khóa XI về chủ động ứng phó với biến đổi khí hậu, tăng cường quản lý tài nguyên và bảo vệ môi trường.
Nhiệm vụ của Liên đoàn trong thời gian tới là tiếp tục đẩy mạnh công tác lập bản đồ địa chất – khoáng sản tỷ lệ 1:50.000; tìm kiếm đánh giá, thăm dò khoáng sản phần đất liền; điều tra cơ bản địa chất khoáng sản biển và hải đảo; nghiên cứu địa chất phục vụ cho các giải pháp ứng phó với biến đổi khí hậu; thực hiện các nhiệm vụ nghiên cứu khoa học – công nghệ; đẩy mạnh công tác điều tra, quy hoạch, thực hiện các hoạt động dịch vụ địa chất là một việc làm cấp thiết, nhằm đáp ứng nhu cầu quy hoạch phát triển kinh tế vùng trọng điểm phía Nam nói chung, với chiến lược phát triển lên một tầm cao mới đến năm 2030 và xa hơn nữa trong tình hình mới là hội nhập sâu rộng. Góp phần xứng đáng xây dựng đất nước tiến tới “công nghiệp hóa, hiện đại hóa”.
∑- Qua quá trình tìm hiểu, tham khảo những tài liệu về điều kiện tự nhiên khu vực Thành phố Hồ Chí Minh và các tỉnh miền Tây Nam Bộ; Dựa theo những tài liệu khảo sát địa hình, địa chất công trình; Tài liệu quan trắc về Khí tượng Thủy văn, quan trắc môi trường không khí và môi trường nước…Phần nào cho ta thấy được diện mạo đặc trưng về địa tầng khu vực Thành phố Hồ Chí Minh và các tỉnh miền Tây Nam Bộ phần lớn diện tích là các thành tạo trầm tích sông-biển, đầm lầy, bãi bồi…,thuộc hệ tầng trầm tích yếu.
+ Để đảm bảo tính bền vững, chắc chắn cho một công trình tọa lạc trên nền đất kém chịu lực khi các phương án móng nông không còn thích hợp cho việc gánh đỡ công trình, do lớp đất nền phía dưới công trình là loại đất yếu. Người ta nghĩ đến một giải pháp móng sâu bằng cách dùng những móng cọc đài thấp hay đài cao, loại này rất đa dạng như; cọc gỗ, cọc tre, cọc cừ tràm, cừ thép Larsen, cọc bê tông cốt thép, cọc khoan nhồi vv. Tùy từng cấp độ, quy mô tải trọng công trình, loại công trình, mà bên đơn vị thiết kế công trình có sự tính toán (Dựa theo TCVN 10304: 2014 -Móng cọc – Tiêu chuẩn thiết kế) là dùng loại cọc nào cho phù hợp tương ứng với từng tải trọng công trình đó, nhằm mục đích chính mang lại tính hiệu quả kinh tế cao và luôn đảm bảo sự bền vững, chắc chắn, không bị sụt lún cho công trình… Xét đến thành phần sức chịu tải của cọc được tạo ra nhờ lực ma sát tác dụng lên bề mặt xung quanh cọc và phản lực đất nền tác dụng lên mũi cọc. Ưu điểm của móng cọc rất thích hợp cho nền móng công trình có hệ tầng là nền đất yếu, đặc biệt khu vực Thành phố Hồ Chí Minh và các tỉnh miền Tây Nam Bộ vùng kinh tế trong điểm phía Nam.
§. Với tốc độ gia tăng dân số nhanh như hiện nay tại TP.HCM nói chung đã và đang tác động lớn đến chất lượng cuộc sống người dân nơi đây, vấn đề an sinh xã hội, nhu cầu về nhà ở cho người dân… là một việc làm cấp bách nhằm ổn định tình hình kinh tế – xã hội. Cty TNHH xây dựng TM-DV Huỳnh Trân là một công ty đa ngành nghề, có trụ sở làm việc tại TP.HCM, hoạt động trong lĩnh vực xây dựng nhà các loại. Hoàn thiện công trình xây dựng từ móng đến phần thân và phần mái. Xây dựng nền móng cho tất cả các công trình dân dụng và công nghiệp gồm; móng đơn, móng băng, móng bè và đặc biệt là thi công móng sâu với quy trình sản xuất cọc BTCT toàn khối – Quy phạm thi công và nghiệm thu theo (TCVN 4453: 1995) & (TCVN 9394: 2012) Đóng và ép cọc – Thi công và nghiệm thu. Đây là nơi quyết định cho sự kiên cố, bền vững và là nền tảng nâng đỡ cả công trình của bạn. Sự kiến tạo trong từng dự án, từng hạng mục công trình mà chúng tôi đã hoàn thành luôn mang lại tính kỹ thuật và mỹ thuật cao, để góp phần tạo nên diện mạo mới trong quá trình ” đô thị hóa ” của TP.HCM nói chung luôn gắn với phát triển bền vững, với con người là trong tâm…Nhằm góp một phần công sức của doanh nghiệp vào công cuộc đổi mới đất nước, tiến lên ” công nghiệp hóa, hiện đại hóa ” mang tầm nhìn chiến lược đến năm 2035 và xa hơn nữa.
III. QUY TRÌNH SẢN XUẤT CỌC BTCT TOÀN KHỐI – QUY PHẠM THI CÔNG VÀ NGHIỆM THU ( TCVN 4453: 1995)
TCVN 4453: 1995 được áp dụng cho việc thi công các kết cấu bê tông và bê tông cốt thép toàn khối bằng bê tông nặng thông thường ( khối lượng thể tích hỗn hợp bê tông từ 1800kg/m3 – 2500kg/m3 ) được trộn ngay tại công trường hoặc dùng bê tông trộn sẵn ( bê tông thương phẩm ) vận chuyển từ các trạm trộn bê tông tập trung. Tiêu chuẩn này không áp dụng đối với các loại bê tông tổ ong, bê tông cốt liệu rỗng, bê tông siêu nặng và bê tông chịu hóa chất vv.
1. Các tiêu chuẩn trích dẫn
TCVN 4453: 1995 Tiêu chuẩn thiết kế bê tông cốt thép
TCVN 2737: 1995 Tiêu chuẩn thiết kế – Tải trọng và tác động
TCVN 4033: 1985 Xi măng pooclăng – puzolan
TCVN 2682: 1992 Xi măng pooclăng
TCVN 7570: 2006 Cốt liệu cát tự nhiên, sỏi và đá dăm dùng cho bê tông nặng – yêu cầu kỹ thuật
TCVN 3118: 1993 Bê tông nặng – Phương pháp xác định cường độ nén
TCVN 5592: 1991 Bê tông nặng – Yêu cầu bảo dưỡng ẩm tự nhiên
TCVN 4506: 1987 Nước cho bê tông và vữa – Yêu cầu kỹ thuật
TCVN 1651: 1985 Thép cốt bê tông cán nóng
TCVN 5592: 1991 Bê tông nặng – Yêu cầu bảo dưỡng ẩm tự nhiên
+ Bản vẽ kỹ thuật theo tiêu chuẩn thiết kế BTCT
Bản vẽ chi tiết kết cấu cọc BTCT điển hình 1
Bản vẽ chi tiết kết cấu cọc BTCT điển hình 2
2.TCVN 7570: 2006 Cốt liệu cát tự nhiên, sỏi và đá dăm dùng cho bê tông nặng – yêu cầu kỹ thuật:
– Tiêu chuẩn này quy định các yêu cầu kỹ thuật đối với cốt liệu nhỏ ; Là hỗn hợp các hạt cốt liệu nhỏ chủ yếu từ 0,14mm đến 5mm. Cốt liệu nhỏ có thể là cát tự nhiên, cát nghiền hoặc hỗn hợp từ cát tự nhiên và cát nghiền, làm cốt liệu cho bê tông nặng thông thường trong các kết cấu có hoặc không có cốt thép.
Cát tự nhiên
– Cốt liệu lớn (đá, sỏi); Đá làm cốt liệu lớn cho bê tông phải có cường độ thử trên mẫu đá nguyên khai hoặc mác xác định thông qua giá trị độ nén dập trong xi lanh lớn hơn 2 lần cấp cường độ chịu nén của bê tông khi dùng cốt liệu lớn là đá mácca phún xuất, biến chất; lớn hơn 1,5 lần cấp cường độ chịu nén của bê tông khi dùng đá trầm tích.
3.TCVN 1651: 1985 Thép cốt bê tông cán nóng:
– Tiêu chuẩn này áp dụng cho thép tròn cán nóng mặt ngoài nhẵn hoặc có gân dùng làm cốt liệu cho các kết cấu bê tông cốt thép thông thường và bê tông cốt thép có ứng lực trước gọi là thép cốt, được chia làm 4 nhóm theo tính chất cơ học: CI,CII,CIII,CIV.
Thép cốt nhóm CI là loại thép tròn nhẵn, thép cốt nhóm CII,CIII,CIV là loại thép tròn mặt ngoài có gân (thép vằn). Mỗi nhóm thép cốt CII,CIII,CIV phải có hình dáng bên ngoài phù hợp với quy định trong tiêu chuẩn này. Theo một số tiêu chuẩn mới quy định TCVN 1651: 2008 sẽ thay thế TCVN 1651: 1985 cũ. TCVN 1651: 2008 gồm 3 phần;
+ Phần 1: Thép thanh tròn trơn
+ Phần 2: Thép thanh vằn
+ Phần 3: Lưới thép hàn
– Tiêu chuẩn này áp dụng cho 3 mác thép là; CB300-V, CB400-V, CB500-V
Chú thích: Chữ “CB” đầu tiên là viết tắt của từ cốt bê tông, ba chữ số tiếp theo thể hiện giá trị quy định của giới hạn chảy trên. Ký hiệu cuối cùng “V” là viết tắt của thép vằn. Tiêu chuẩn này không áp dụng cho thép thanh vằn được chế tạo từ thành phần như thép tấm hay đường ray xe lửa.
# Cốt thép trước khi thi công và trước khi đổ bê tông cần phải đảm bảo:
a) Bề mặt sạch không dính bùn đất, dầu mỡ, không có vẩy sắt và các lớp gỉ
b) Cốt thép cần được kéo, uốn và nắn thẳng, cắt và uốn thép chỉ được thực hiện bằng các phương pháp cơ học.
c) Cốt thép phải được cắt uốn phù hợp với hình dạng, kích thước của thiết kế…
Gia công cốt thép cọc
4. Quy trình sản xuất & lắp đặt coffa theo (TCVN 4453:1995)
– Cốp pha được thiết kế và thi công sao cho đảm bảo độ cứng, ổn định, dễ tháo lắp, không gây khó khăn cho việc đặt cốt thép, đổ và đầm bê tông.